Cuộc Sống Hạnh Phúc
  • Đời Sống
  • Xã Hội
  • Phụ Nữ
  • Sức Khỏe
  • Tử Vi – Phong Thủy
No Result
View All Result
Cuộc Sống Hạnh Phúc
No Result
View All Result

Sốt xuất huyết gia tăng, nhiều người bị nặng vì tưởng là Covid-19: Phân biệt thế nào?

27/05/2022
0
645
SHARES
3.6k
VIEWS
Share on Facebook

Sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao, đau đầu. Nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu gây ra chảy máu trong nội tạng.

Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội gia tăng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (tính từ ngày 14/5 đến 20/5) số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng so với những tuần trước đó.

Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trên địa bàn thành phố trung bình ghi nhận từ 2 đến 5 ca sốt xuất huyết mỗi tuần. Nhưng đến cuối tháng, số ca mắc đã tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần.

Riêng tuần từ ngày 14/5 đến 20/5, Hà Nội ghi nhận 15 ca mắc sốt xuất huyết tại 10 quận, huyện (Ba Đình, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Mê Linh, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ), tăng 7 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 47 ca mắc sốt xuất huyết, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện cũng bắt đầu tăng. Bệnh nhân N.V.H (26 tuổi, tại Hà Nội) cho biết mình bị sốt cao đột ngột. Tuy nhiên, bệnh nhân nghĩ mình mắc Covid-19. Vì đã tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19, bệnh nhân nghĩ mình chỉ mắc Covid-19 nhẹ và nhanh khỏi. Tuy nhiên, tới ngày thứ 3, anh H vẫn sốt cao 40 độ C kèm theo triệu chứng đau đầu, mệt mỏi nhiều. Anh H đã tới bệnh viện Thanh Nhàn khám, kết quả anh mắc sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm sâu.

Đối với bệnh nhân này, nếu đến muộn có nguy cơ xuất huyết nội tạng, đặc biệt xuất huyết não sẽ để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Rất may bệnh nhân nhập viện kịp thời, được theo dõi để tránh những biến cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Sốt xuất huyết gia tăng, nhiều người bị nặng vì tưởng là Covid-19: Phân biệt thế nào? - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, ảnh Ngọc Minh.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho hay Bệnh viện Thanh Nhàn đã ghi nhận một số bệnh nhân sốt xuất huyết tới nhập viện. Tuy số lượng bệnh nhân chưa cao đột biến nhưng đa phần các bệnh nhân đều vào viện trong tình trạng nặng.

Nguyên nhân bệnh nhân tới viện khi đã chuyển nặng là do:

– Thứ nhất, bệnh nhân nghĩ mắc Covid-19 và tiêm 3 mũi vắc xin nên chủ quan. Khi sốt cao tới ngày thứ 3, bệnh nhân mới vào viện và tiểu cầu đã giảm sâu.

– Thứ 2, nhiều bệnh nhân tâm lý e ngại tới viện nên tự điều trị tại nhà.

Theo bác sĩ Hường, một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất là giảm tiểu cầu, gây ra tình trạng rối loạn đông máu, chảy máu ở nhiều nơi gây ra xuất huyết não, đường tiêu hoá.

Phân biệt sốt do sốt xuất huyết và Covid-19

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang lưu hành khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn giữa Covid-19 và sốt xuất huyết. Bác sĩ Hường khuyến cáo sốt cao là một phản ứng bất thường của cơ thể, khi có dấu hiệu này, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế thăm khám để tìm nguyên nhân.

Sốt xuất huyết gia tăng, nhiều người bị nặng vì tưởng là Covid-19: Phân biệt thế nào? - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, ảnh Ngọc Minh.

Để phân biệt giữa sốt xuất huyết và Covid-19, bác sĩ lưu ý:

– Với sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ sốt rất cao, 39-40 độ C. Bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng đau đầu, đau mỏi người.

– Với Covid-19, nếu người bệnh đã tiêm vắc xin thì sốt sẽ không cao, ở mức 37-38, 5 độ C.

Bác sĩ Hương cho biết thêm, theo chu kỳ dịch bệnh thì cứ sau 5 năm sẽ có một đỉnh dịch sốt xuất huyết. Lần dịch xảy ra lớn và gần đây nhất vào năm 2017. Năm 2022, theo dự báo có thể sẽ xuất hiện đỉnh dịch.

“Tuy nhiên, năm nay thời tiết miền Bắc có sự thay đổi. Hiện miền Nam số người mắc tăng khá cao, đã có những ca mắc nặng. Nhưng tại miền Bắc tới tháng 5 nhưng thời tiết vẫn đang còn lạnh, do vậy bệnh sốt xuất huyết sẽ đến chậm hơn các năm. Khả năng dịch tại miền Bắc sẽ rơi vào khoảng tháng 7-8”, bác sĩ Hương nói.

Theo bác sĩ Hương, bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Nguồn tin:
soha.vn

Related Posts

Không phải mì chính, nước tương hay hạt nêm, có 5 loại gia vị cần tránh vì dễ gây ung thư
Đời Sống

Không phải mì chính, nước tương hay hạt nêm, có 5 loại gia vị cần tránh vì dễ gây ung thư

by admin
21/10/2022
99 trẻ Indonesia thiệt mạng vì tổn thương thận sau khi uống siro ho
Đời Sống

99 trẻ Indonesia thiệt mạng vì tổn thương thận sau khi uống siro ho

by admin
21/10/2022
Liên tiếp 2 trẻ tử vong đột ngột tại nhà trong khi ngủ – Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
Đời Sống

Liên tiếp 2 trẻ tử vong đột ngột tại nhà trong khi ngủ – Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ

by admin
21/10/2022
Đột quỵ đang tăng ở người trẻ: 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ, cần đi viện chứ đừng cố ngủ tiếp
Đời Sống

Đột quỵ đang tăng ở người trẻ: 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ, cần đi viện chứ đừng cố ngủ tiếp

by admin
21/10/2022
Đúng hôm nay 20/10, 3 con giáp nữ được Bồ Tát se duyên, Ngọc Hoàng phù hộ, tiền tài đến tình cảm thăng hoa
Đời Sống

Đúng hôm nay 20/10, 3 con giáp nữ được Bồ Tát se duyên, Ngọc Hoàng phù hộ, tiền tài đến tình cảm thăng hoa

by admin
21/10/2022

Discussion about this post

No Result
View All Result
  • Đời Sống
  • Xã Hội
  • Phụ Nữ
  • Sức Khỏe
  • Tử Vi – Phong Thủy

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.